CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.
Trà hoa cúc mật ong, trà bạc hà + hoa cúc , trà nghệ, trà gừng,…là những loại thức uống hỗ trợ giảm đau họng rất hiệu quả. Tham khảo và pha ngay một ly trà để thưởng thức để giảm cơn đau họng của bạn nhé.
1. Trà hoa cúc mật ong
Đây là loại trà được biết là có đặc tính chống viêm, có thể giúp giảm sưng, đỏ và giúp phục hồi mô cổ họng.
- Thành phần: 1 túi trà hoa cúc, 1 cốc nước nóng, 1 thìa mật ong.
- Cách làm: Ngâm túi trà hoa cúc trong nước nóng. Thêm mật ong để có vị ngọt và dịu cổ họng.
2. Trà nghệ
Nghệ thuộc họ gừng, có tác dụng kháng viêm, sát trùng và kích thích hệ miễn dịch. Curcumin có trong nghệ giúp thúc đẩy quá trình lành vết thương và giảm viêm. Nó cũng có thể giúp giảm đau.
- Thành phần: 1 thìa cà phê bột nghệ, 1 thìa mật ong, 1 cốc nước nóng.
- Cách làm: Trộn bột nghệ và mật ong vào cốc nước nóng. Nhấm nháp từ từ, để hơi ấm làm dịu cơn đau họng.
3. Trà bạc hà, hoa cúc
Bạc hà rất giàu polyphenol, một nhóm chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm viêm, giảm đau và kích ứng.
- Thành phần: 1 túi trà bạc hà, 1 túi trà hoa cúc, 1 cốc nước nóng, 1 thìa cà phê mật ong (tùy chọn).
- Cách làm: Ngâm cả hai túi trà trong nước nóng. Tùy ý thích, thêm mật ong để có vị ngọt. Sự kết hợp này có thể xoa dịu cơn đau họng.
4. Trà gừng
Hợp chất gingerol trong gừng có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và ức chế virus RSV – chủng virus thường gây viêm họng và cảm lạnh. Nó cũng giúp giảm các triệu chứng viêm họng như ho, đau rát họng, đờm, khàn tiếng…
- Thành phần: 1 muỗng canh gừng tươi xay, 1 thìa nước cốt chanh, 1 thìa cà phê mật ong, 1 cốc nước nóng.
- Cách làm: Ngâm gừng tươi xay trong nước nóng, thêm nước cốt chanh và mật ong. Uống từ từ để làm dịu họng.
- Ngoài ra, một số mẹo nhỏ dưới đây sẽ giúp bạn, đặc biệt người sống trong khu vực bị ô nhiễm không khí, kiểm soát cơn đau họng tốt hơn:
- Giữ nước: Luôn giữ cơ thể đủ nước. Điều này giúp giữ ẩm cho cổ họng của bạn và có thể làm dịu kích ứng do chất ô nhiễm gây ra.
- Sử dụng máy lọc không khí: Nếu có thể, hãy sử dụng máy lọc không khí tại nhà. Chúng có thể giúp lọc các chất ô nhiễm và cải thiện chất lượng không khí trong nhà.
- Tránh hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy cân nhắc việc giảm hoặc bỏ hút thuốc. Khói thuốc có thể gây kích ứng cổ họng và làm trầm trọng thêm ảnh hưởng của ô nhiễm.