Phương pháp trị bé hay nhõng nhẽo, mè nheo

be nhong nheo khoc nhe

Phương pháp trị bé hay nhõng nhẽo, mè nheo

Chuyên gia tâm lý trẻ em thường cho thấy độ tuổi từ 1 tới 3 là thời điễm bé rất hay mè nheo và nhõng nhẻo, dỗi hờn nhiều nhất. Nếu bạn là mẹ đang trong thời kỳ có con nhỏ và luôn bị căng thẳng bởi vấn đề ấy, thì bạn nên bình tĩnh và bớt lo lắng lại vì đây là giai đoạn thường không khỏi tránh của các đứa trẻ khi chúng đang phát triển về tâm lý, và nhận thức lớn hơn.

 be nhong nheo khoc nhe

Đồng phục teen xin chia sẽ với các mẹ một số kinh nghiệm nhỏ giúp mẹ làm hành tranh đi cùng bé trên đoạn đường phát triển này nhé.
Khi bé yêu nhà bạn có biểu hiện mè nheo chứng tỏ bé được nuôi dưỡng trong một môi trường giáo dục rất tốt. Bé được tôn trọng và khẳng định là một cá thể riêng biệt có quyền đưa ra ý kiến riêng mình và muốn được tự lập được quyền quyết định mọi việc cho bản thân. Vì thế, các bậc làm cha mẹ nên chấp nhận với cảm giác vui và hạnh phúc vì chứng tỏ tâm lý con bạn phát triển tốt.
Và lưu ý thêm, mọi thứ đều có chừng mực, bạn cũng không thể việc gì cũng chiều theo ý bé, như những giận hờn vô cớ, đòi hỏi quá đáng…… thì bé sẽ sinh tật xấu và trở nên khó dạy, vì được quá nuông chiều, và bản thân bạn sẽ rất mệt mỏi và sẽ lo lắng hơn khi bé yêu bạn rơi vào trường hợp này. Dưới đây là một số phương pháp trị thói mè nheo của bé vô cùng hiệu quả, được đánh giá là phương pháp hay trong việc giáo dục con.

phuong phap tri be khoc nhe
(Ảnh minh họa)

Chia sẽ tâm trạng của bé và ôm con vào lòng:

“Mè nheo”  của trẻ thường có rất nhiều kiểu khác nhau trong từng tình huống, tùy theo cấp độ sự việc mà bé biểu hiện ra ngoài. Nếu bé chỉ giận hờn do muốn làm việc gì đó mà không được đáp ứng rõ ràng, xu hướng bé sẽ hờn dỗi, quay ra mè nheo, ăn vạ. Cách tốt nhất không la bé, bạn nên quay sang bé nói ra những điều bé suy nghĩ trong lòng và ôm con thật chặt, chắc chắn bé sẽ hết giận và vui lại ngay.
Câu chuyện như sau: Bé đang ngồi chơi bóng, tuy nhiên đánh bóng lên xuống nên khiến bóng bay vào trong gầm ghế sofa, bé không lấy được, bé bực bội ném hết đồ chơi và lăn đùng ra khóc, hét. Ngay lúc ấy, các bậc cha mẹ không nên la mắng trẻ mà hãy nhẹ nhàng tiến lại gần con hơn và nói bên tai con: “ Ồ quẻ bóng con bị rơi kẹt vào gầm ghế à, con ngồi đây để mẹ lấy giúp con nhé” , cho dù lúc ấy bé vẫn khóc nhưng chắc chắn sẽ gật đầu đồng ý và vui vẻ trở lại.
Dẫn dắt trẻ chú ý sang hướng khác:

be nhong nheo

Đối với trẻ em mà nói, trẻ sẽ thường mè nheo và đòi hỏi những thứ chúng trông thấy. Vì lẻ ấy ba mẹ nên biết được tâm lý ấy cũng như sở thích của bé để hạn chế tối đa cơn mè nheo, nhõng nhẻo của bé.
Khi nắm bắt được sỡ thích của bé, dẫn bé vào siêu thị bạn sẽ biết bé sẽ thích và mè nheo đòi mua những thứ này hay thứ kia. Vì thế tốt nhất nên đã trẻ theo hướng khác như vào khu hóa phẫm hay may mặc , và khi thực sự muốn mua đồ chơi cho con bạn mới dẫn trẻ tới gian hàng bán đồ chơi.
Im lặng và phớt lờ bé:
Mỗi đứa trẻ đều bộc lộ tính cách khác nhau, không đứa nào giống đứa nào, và có những đứa bé rất ngoan cố nên ba mẹ không dễ thỏa hiệp thương lượng được với trẻ, một số khác thì muốn là phải làm cho bằng được, không đáp ứng trẻ sẽ giãy nảy và lăn đùng ra khóc, thậm chí còn tự đánh và gây tổn thương cho mình khiến bạn rất lo lắng.

be hay khoc nhe

Những đứa trẻ có cá tính mạnh như vậy trước tiên bạn nên thể hiện sự dứt khoát và cứng rắn của mình. Hãy nhớ là luôn luôn bình tĩnh, dù ở ngoài đường hay trong nhà, mẹ đều phải thể hiện cho con thấy vẻ nghiêm túc của mình. Hãy nói to với âm thanh lớn hơn tiếng mè nheo của bé, nhìn thẳng vào gương mặt, đôi mắt bé và nói: “Con muốn sao đây, ngưng khóc và nói cho mẹ nghe nào, nếu con còn tiếp tục mẹ sẽ không nói chuyện với con nữa”
Trong trường hợp ở ngoài đường, để không phiền toái đến người xung quanh bạn nên ẵm bé ra ngoài hay chổ không đông người, cứ để bé khóc và bạn bình thản làm việc khác. Khi thấy bạn bỏ đi, bé sẽ sợ chạy theo sát mẹ, ngay lúc đó hãy ẵm bé và chọn nơi riêng tư thích hợp để trò chuyện cùng bé.

bi quyet giup be het khoc
Trong tường hợp ở nhà bạn nên bé bé qua phòng khác, tránh mọi ánh mắt từ phía ông bà và người thân, và quan sát bé âm thầm, nhưng không dỗ mặc kệ bé mè nheo, tới lúc bé cảm thấy mệt và chán thì thôi, sau đó bạn nên ôm con và giải thích cho con hiểu.
Điều cốt lõi của vấn đề này các mẹ lưu ý là phải thật kiên nhẫn và quyết tâm, khôn g nhường bé, vì nếu như bạn cảm không đủ kiên nhẫn và sợ “ nhức đầu”, và muốn chiều bé rồi cho qua, thì chắc chắn lần sau bé sẽ tiếp tục như vậy với cường độ cao hơn, vì khi ấy suy nghĩ bé dần hình thành và hiểu rằng mẹ sẽ sợ tiếng khóc mè nheo của bé. Thật khó cho các bà mẹ, vì trong trường hợp ở nhà hay ở ngoài đường bạn vẫn không tránh được mọi trách móc từ người thân, hay ánh nhìn khó chịu từ người khác
Nhưng bạn hãy nhớ phải giữ vững lập trường của mình, và hãy giải thích để người thân, ông bà thấu hiểu bạn, thông cảm cho việc làm của bạn và ủng hộ việc đó, đến khi nó có kết quả hãy chỉ cho người thân biết để đồng tình về cách dạy con của ban.
Và khi bạn đã “ chế ngư” cơn thịnh nộ của trẻ, bạn sẽ thấy bé luôn lắng nghe bạn và thực thi ý bạn một cách triệt để, ngoan ngỏan, luôn chứng tỏ sự “ biết chuyên” của bé

tre em khoc nhe
Bạn nên tâm sự, thỏ thỉ cùng con, dùng tình yêu thương của mình nói chuyện giải thích với con, cho con hiểu sau những lần “ ăn vạ” của bé. Nên nhớ không được thiếu bình tĩnh và đánh con, điều ấy sẽ làm trẻ lì hơn và khó bảo. Luôn luôn lắng nghe và thấu hiểu con, phân tích cho con biết làm như thế không hay không tốt…… Chắc chắn bé sẽ trở nên hiền diệu và ngoan ngoãn, đáng yêu hơn.
Kết luận:
Mỗi đứa trẻ đều là những thiên tài, dù bộc lộ nhiều tính cách khác nhau, nhìn chung đa phần những điều trẻ muốn khi không được đáp ứng chúng sẽ có nhiều cách phản ứng riêng, tùy theo mức độ và cách thức khác nhau tại mỗi đứa bé. Khi đứng ở góc độ làm cha mẹ mình cần nên sáng suốt, nhìn nhận đúng vấn đề, nhưng tất cả đều dựa trên nguyên tắc của tình yêu thương con cái, mong muốn con trương thành và tốt hơn. Hãy cố gắng để trở thành những ông bố bà mẹ tốt nhé, hãy là nơi bồi dưỡng khả năng thiên bẫm của con mình, đừng đánh mất sự tự tin và tài năng của bé.

be cuoi

Xem thêm:Khắc phục tính bướng bĩnh của trẻ

Bí quyết nuôi dạy con

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.