CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.
Nghiên cứu của Credit Karma (Mỹ) cho thấy gần một nửa thế hệ Millennials và Gen Z gặp khó khăn khi so sánh tài chính của bản thân với những gì họ thấy trên mạng. Vậy đâu là lý do khiến nhiều người ám ảnh về sự giàu có? Cùng Đồng Phục Teen tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Polly Arrowsmith – một phụ nữ Anh, đang đang phải đối mặt với chứng rối loạn tiền bạc, một xu hướng ngày càng gia tăng trong xã hội, gây ra nhiều cảm xúc xấu hổ, tội lỗi và lo lắng.
Cô thường cảm thấy ghen tị với thành công của những người xung quanh và khát khao được như họ. Polly, giống như nhiều người khác, tập trung quá mức vào vào số dư ngân hàng và lối sống giàu có. Nói một cách đơn giản, những người như Polly đang bị ám ảnh bởi việc giàu có.
Nghiên cứu mới công bố cuối tháng 12/2023 của tập đoàn dịch vụ tài chính Credit Karma (Mỹ) cũng cho thấy trong nỗ lực theo kịp người khác, nhiều người đang chi tiêu quá mức để mắc nợ.
Một cuộc khảo sát của TFL Panel, thay mặt cho công ty quản lý tín dụng Lowell, cho thấy 29% người Anh cảm thấy áp lực phải theo kịp những gì bạn bè và gia đình họ đang mua, trong khi 17% có xu hướng thôi thúc mua những sản phẩm được quảng cáo bởi những người có ảnh hưởng mà không thực hiện bất kỳ sự kiểm tra nào.
Cũng trong khảo sát của Credit Karma, 44% Gen Z và 46% thuộc Millennials nói rằng họ “bị ám ảnh bởi ý tưởng trở nên giàu có”. Một số thanh niên cho biết họ đã trải qua cảm giác rối loạn về tiền bạc.
Theo các chuyên gia tài chính, mạng xã hội cùng với các yếu tố khác, đã góp phần gây ra “sự ám ảnh về giàu có” ở nhiều người. Millennials và Gen Z là những người trưởng thành đầu tiên có sự tiếp cận sâu rộng với mạng xã hội. Vì vậy, sự nổi lên của những “người có ảnh hưởng” đã khiến thế hệ trẻ mong muốn những quyền tự do trong lối sống và tài chính.
Giám đốc điều hành oXYGen Financial (Mỹ), Ted Jenkin, cho biết lối sống xa hoa của những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã gây ra những hiểu lầm tai hại cho nhiều người trẻ, “thuyết phục những đứa trẻ 22 tuổi rằng chúng nên đi nghỉ xa hoa, tiêu xài lãng phí trước cả khi kiếm được tiền”.
Georgina Sturmer, chuyên gia tâm lý kiêm cố vấn tại ĐH West Herts, nói: “Cả ngày, chúng ta tiếp thu thông điệp từ những gì bản thân đọc, nghe và nhìn thấy xung quanh. Một số người có thể dễ bị ảnh hưởng bởi những thông điệp này hơn những người khác. Nếu một người bị tác động bởi những hình ảnh và câu chuyện về sự giàu có, dần dần họ có xu hướng sống vượt quá khả năng của mình”.
Theo Georgina, việc một người có ám ảnh vì sự giàu có hay không thường liên quan đến những tư duy tiêu cực về tiền bạc, bắt nguồn từ quá khứ. Điều này có mối liên hệ chặt chẽ với các trải nghiệm trong quá khứ của một người với tiền, cách họ chi tiêu, tiết kiệm. Điều này có thể liên quan đến sự an toàn và an ninh về tài chính hoặc đến địa vị xã hội, sự đánh giá của người khác.
“Trong mọi trường hợp, khi bạn đã nhận ra nó đến từ đâu, bạn có thể xem xét nó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống hàng ngày của bạn và những bước bạn có thể thực hiện để xây dựng mối quan hệ mới với tài chính của mình”, cô khuyên.
Georgina Sturmer chỉ ra, để thoát khỏi việc ám ảnh bởi sự giàu có, nên tập trung nhiều hơn vào bản thân thay vì so sánh. Nên lập ra ngân sách thực tế và các mục tiêu tài chính nếu bạn chưa từng làm như vậy trước đây. Nó cũng có thể liên quan đến việc xem xét sâu hơn nhu cầu cảm xúc cá nhân và liệu việc chi tiêu của bạn có đơn giản trở thành một chiến lược đối phó với những xáo trộn tinh thần không.