Khắc phục tính bướng bĩnh của trẻ

kien nhan nhe nhang noi khe voi be

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.

Khắc phục tính bướng bĩnh của trẻ

Khi bé yêu ngày một lớn, đã dần hình thành trạng thái muốn khẳng định mình với tất cả mọi người ngay cả với cha mẹ của chúng, nên dần hình thành quan điểm chống đối mà người ta gọi là bướng bĩnh, hay dân gian hơn là “ cứng đầu”, trẻ sẽ bộc phát một số hành vi không tốt , thói quen xấu như hành động trái ngược theo ý bạn hoặc từ chối nghe lời bạn dạy, coi thường bạn…….

 

khac phuc tinh buong binh cua be

Là đấng sinh thành để khống chế điều đó thật rất khó khăn. Sau đây dongphucteen.vn chia sẽ 6 bí quyết nhỏ để giúp con bạn trở nên nghe bạn dạy bảo hơn.

Với 6 bí quyết nuôi dạy con này, sẽ luôn là kim chỉ nam bên cạnh bạn, hãy cố gắng thực hiện bằng chính tấm lòng bạn sẽ thu hoạch được những điều mình mong muốn:

 

khac phuc tinh buong binh cua be 1

 Khen ngợi, cổ vụ tinh thần của con:Tâm lý trẻ luôn thấy bất an và không thoải mái, khi bị gán mác “ hư hỏng, lỳ lợm, bướng bĩnh”, khi đa phần mọi người xung quanh khi nhìn bé đầy trách móc và xem thường bằng thái độ quát nạt, la rầy…. với trẻ. Những cảm xúc sau đó của trẻ là phản kháng chống đối lại cách cư xử của người lớn như giận dữ, đáp trả quyết liệt, thái độ hung dữ với người lớn.

Vì lẻ thế, nếu bạn muốn chuyển hướng thay đổi bé yêu của mình thì không nên la rầy hay trách móc trẻ, đổi lại là sự động viên, khích lệ khi trẻ thay đổi hay làm việc gì đó có ích, việc tốt dù là những việc vô cùng nhỏ. Đừng phán ứng gay gắt khi con mắc sai lầm, hãy phân tích nhẹ nhàng giúp con hiểu ra vấn đề và sửa sai.

 

kien nhan nhe nhang noi khe voi be

Kiên nhẫn nhẹ nhàng, nhưng không áp đặt

  1. Thể hiện sự kiên nhẫn và chịu đựng:

the hien su kien nhan va chiu dung

Hãy nhớ dù là trẻ con nhưng bé vẫn có khoản trời riêng cho mình, vì thế bạn muốn bé làm việc gì đó cho bạn thì bạn nên chọn lúc con rảnh rang mới đưa ra yêu cầu với con, không được “ xen ngang, áp đặt” khi con bạn đang cặm cụi làm việc riêng của chúng. Chắc chắn trẻ sẽ không nghe và bực bội bạn, và trở nên gay gắt. Hãy đặt minh trong hoàn cảnh của trẻ nếu bạn đang bận việc riêng mà trẻ quấy rầy buộc bạn phải chiều, đáp ứng chúng bạn sẽ thấy thế nào.
Tuy nhiên có đôi lúc bạn không kìm chế được bản thân khi sự việc bạn nhờ con mà con không làm khiến bạn tức giận ngay, bạn hãy bĩnh tĩnh hít một hơi thật sâu, phản ứng chậm đi 1 phút. Đối với trường hợp gấp bạn nên nhẹ nhàng nói cho con biết về mức nghiêm trọng của sự việc để trẻ biết mẹ cần con lúc này, và giả thích cặn kẽ cho con. Ngược lại bạn tức giận, bắt ép trẻ sẽ khiến hành vi bướng bĩnh dâng lên cao và sự việc nghiêm trọng hơn, chắc chắn sẽ làm tổn thương hai mẹ con. Hãy cố găng kiên nhẫn hơn bạn nhé.

  1. Đừng áp đặt:

Là đấng sinh thành ai cũng mong mọi điều tốt đẹp nhất sẽ đến với con mình, và bạn sẽ hiểu được điều gì tốt với con bạn hơn theo kinh nghiệm sống của bạn, thế nhưng bạn thường không quan tâm và để ý đến cảm xúc của con mình, thường ép trẻ làm việc mà chúng không thoải mái và không muốn, bạn luôn áp đặt theo xu hướng không hỏi trẻ có muốn hay không mà luôn ra lệnh bắt trẻ làm và thực hiện ngay.
Việc áp đặt vô tình khiến trẻ thấy bất mãn không thoải mái, nhiều lúc trẻ phải tự lãnh hậu quả của việc nghe lời bạn, nên xu hướng chung là trẻ không chấp nhận và không phục. Bạn sẽ không thay đổi trẻ nếu áp đặt con quá nhiều, việc đó sẽ khiến trẻ ngày bướng bĩnh hơn thôi.
Bạn nên theo dõi và kiễm soát chính bản thân mình khi cư xử với con. Đừng bao giờ khiến trẻ cảm thấy xa lạ với bạn và không nhận được sự quan tâm tôn trọng từ bố mẹ.

  1. Giữ bình tĩnh:

Khi đóng vai trò làm ba mẹ bạn không nên mất bình tĩnh, hà khắc và nổi nóng với con vì những lý do như bé không nghe lời bạn, hay làm những gì bạn sai bảo. Bạn hãy nhớ có những điều bạn muốn nhưng là việc không khả thi và khó khăn với con, nên có thể con không làm như bạn mong muốn được. Nên bạn hãy giữ bình tĩnh và cố trãi lòng để con và bạn  hiểu nhau nhiều hơn.

 giu binh tinh khi con cai buong binh

Không nên chiều và đáp ứng nhanh yêu cầu của con

Trong những tình huống khó khăn ấy bạn nên kiên nhẫn và hãy đặt mình vào vị trí của bé, để hiểu con nhiều hơn. Hãy cho con cảm giác việc bạn đang làm là vì con và muốn tốt cho con, và bé nên hiêu và tôn trọng bạn.. Tránh tuyệt đối không la hay đánh con. Vì điều dó gây tổn thương cho trẻ và trẻ sẽ bướng hơn, chống đối bạn nhiều hơn.

  1. Lờ đi những yêu cầu không chính đáng của con:

Trẻ bướng bĩnh có nguyên nhân khác là do ba mẹ đáp ứng quá nhanh các yêu cầu của con sẽ khiến trẻ xem như đó là thói quen “ muốn gì được đó” buộc ba mẹ chiều chúng, đâm ra chúng sẽ khó bảo,và có phản ứng kich liệt như khóc, la hét…… khi không được đáp ứng. Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh, khó bảo. Trẻ sẽ hình thành thói quen “yêu cầu gì là được ngay” và phản ứng tức giận, la hét… một khi chúng không được đáp ứng. Thế nên, lờ đi những yêu cầu của con là một chính sách rất hữu hiệu.

Bên cạnh đó còn có những trẻ dùng thái đọ bướng bính la hét để gây sự chú ý và quan tâm của ba mẹ thôi. Vì vậy bạn nên biểu hiện cho trẻ biết bạn yêu chúng và rất quan tâm bé.

  1. Nhờ chuyên gia tư vấn và giúp đỡ:

Là bậc cha mẹ bạn cần quan tâm và lưu ý đến sự thay đổi tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn, bạn nên có caí nhìn khách quan và thoáng hơn, đừng cho rằng con mình  bộc lộ hành vi mà trẻ em nào cũng có và ngược lại. Vì đôi khi do những suy nghĩ chủ quan của mình có thể bạn vô tình hình thành tính cách không tốt cho trẻ, ảnh hưởng đến tương lai về sau.

nho chuyen gia tu van va giup do

Nếu bạn cảm thấy thật sự con bạn có vấn đề quá lớn, nằm ngoài mong muốn và sự kiểm soát của bạn, bạn nên đưa con tới bác sĩ tâm lý hoặc chuyên gia tư vấn, hõ sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề.

Xem thêm : 5 bí quyết hữu hiệu để nói yêu con

Trinh Nguyễn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.