Đánh mất sự vui vẻ lạc quan của trẻ bởi những câu nói vô tình

Nhung loi noi vo tinh cua nguoi lon khien be bi ton thuong

Đánh mất sự vui vẻ lạc quan của trẻ bởi những câu nói vô tình

Trong cuộc sống thường ngày với những lo toan bộn bề, con người dường như đã đánh mất những điều bình dị, thân thương nhất bởi những lời nói trong lúc căng thẳng mệt mỏi, lời nói vô hại do không suy nghĩ kỹ, lại giết chết tinh thần của một người, nhất là đối với trẻ con, tâm hồn trong trắng vô ưu, xin đừng làm tổn thương con trẻ, đánh mất sự lạc quan, tự tin, niềm vui của bé, điều đó sẽ ảnh hưởng sâu sắc trong suốt cuộc đời bé. Hãy chia sẽ một mẫu chuyện nhỏ dước đây bạn sẽ có cái nhìn rộng và khách quan hơn:

Nhung loi noi vo tinh cua nguoi lon khien be bi ton thuong

Một người mẹ trẻ vừa tan công sở về đang bận tối ngày để lo cơm nước cho chồng con, vừa soạn giấy tờ báo cáo công việc còn đang chồng chất trên bàn, công việc bộn bề, mà còn phải xoay với hai đứa nhỏ, nào là mẹ lấy nước cho con, nào là, thay bĩm, ăn sữa chua…… Người mẹ thấy mệt mõi đau đầu, nhất là việc ứng xử và chiều chuộng hai đứa nhỏ, thế là người mẹ nhìn hai đứa trẻ đang mè nheo và quát lớn  “ Có thôi đi không, im hết đi, tránh xa mẹ ra”

Cả hai đứa bé im lặng, ngay lập tức ngời mẹ rất hối hận, Cô bé 30 tháng tròn xoe mắt nhìn mẹ mếu, cậu bé hơn 3 tuổi rưỡi cúi gầm mặt bước về phòng. Cảm xúc dâng trào trong lòng người mẹ, lúc đó người mẹ thấy có lỗi vô cùng và ước mong mình có thể rút lại những lời nói gây tổn thương với con trẻ. Người mẹ bộc bạch, những lời nói ấy không xuất phát từ suy nghĩ, từ trái tim của mình, nhưng vì quá mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống, vì bản thân mình mà thốt ra những lời nói vô tình làm tổn thương con trẻ, đánh mất niềm vui, và sự lạc quan của con. Người mẹ nêu trên đã chấp nhận cái lỗi sai của mình, và sữa sai. Sau đây một số câu nói được đúc kết từ những người mẹ không kiềm chế bản thân mình được, đã hiểu và rút ra những điều chúng ta các bậc phụ huynh không nên nói với con trẻ

Những lời nói vô tình của người lớn có thể làm trẻ tổn thương

“ Không quan tâm, không cần biết”

 

khong quan tam den be

Trẻ em thường rất hoạt bát và huyên thuyên, thích được kể chuyện, tâm sự tất cả mọi chuyện thường ngày của chúng với mẹ, có những lúc mẹ sẽ rất bất ngờ về kỹ năng quan sát, tưởng tượng của trẻ. Trẻ có thể ngồi suốt buổi để huyên thuyên kể về lớp học, bạn bè, những chuyện xảy ra xung quang chúng, và đặt ra vô vàn câu hỏi, như tại sao lại có mưa, con mèo ăn gì…………Và đôi lúc người lớn chúng ta vô tình không muốn nghe vì cho rằng thật nhàm chán, chúng còn nhỏ bết gì, không muốn nghe và tham gia vào câu chuyện của bé. Thế nhưng cho dù bạn chán tới mức nào, cũng đừng bao giờ thốt ra” Mẹ không biết, không quan tâm” , vì khi đó bạn vô tình cắt đứt câu chuyện của bé, làm bé mất hứng, tất cả những câu nói việc làm của con không là gì trong mắt bạn cả, không có ý nghĩa gì hết. Có biết bao nhiêu phụ huynh tìm tới nhà tâm lý than phiền không hiểu về con cái, con cái không chịu tâm sự, không chia sẽ với mẹ, Vậy nguyên nhân tại sao, đó là vì thời thơ ấu, do chúng ta mà ra, nều mình chịu lắng nghe và chia sẽ cảm xúc của con , chắc chắn hình thành thói quen lăng nghe và chia sẽ của trẻ, vì vậy bạn nen khéo léo khi giao tiếp với trẻ, và tránh những câu nói vô tình.

Bắt ép trẻ nói “xin lỗi”

bat ep tre noi xin loi

Khi xảy ra tranh chấp giữa bé và bạn bé, kết quả đứa bạn bé khóc, bạn không tìm hiểu nguyên nhân, lập tức yêu cầu con xin lổi người bạn ấy, Mục đích của bạn là dạy bé lối ứng xử xã hội, , thế nhưng các chuyên gia tâm lý giả thích việc buộc tội bé không chính đáng, không dạy được trẻ kỹ năng xã hội, trẻ sẽ không hiểu tại sao minh lại xin lỗi, dù mình không có lỗi, từ đó hình thành tính bướng binh, chống đối. Tốt nhất cha mẹ nên khuyên và giả thích rõ với con, nếu đúng là lỗi của bé thì hãy xin lỗi. Tấm gương cho con dễ nhìn nhất chính là bạn, kỹ năng xã hội của bạn sẽ dạy bé noi theo rất nhiều.

“ Nói hoài mà con vẫn không chịu hiểu à”

Khi bạn dạy bé học, bạn đã cố gắng hết sức giảng dạy bé, nhưng bé vẫn làm sai, và tỏ ra không hiểu, bạn bực bội và nói “ Con không chịu hiểu à”. Thực ra nếu bé hiểu sẽ không có trường hợp như vậy, bạn đã làm bé cảm thấy tự ti cho rằng minh quá tệ, từ đó sẽ trở nên nhút nhát, không chịu cố gắng học. Tốt nhất bạn hãy xem lại cách giảng dạy của mình, đã thữ sự tốt chưa, tại sao bé tiếp thu không kịp. Bạn chỉ cần thả lỏng mình, thoải mái, và tạm dừng việc học và thư giãn, đến lúc thích hợp sẽ tiếp tục.

“Mẹ đi đây/ Mệ về trước đây”

bo roi be

Bạn sắp tới giò hẹn hay bận bịu việc khác, nhưng con bạn mãi ham chơi tại siêu thị, không chịu về, dù giờ hẹn săp tới, bạn nói “ mẹ về trước đây” để dọa trẻ, thực tế trẻ rất sợ bị cha mẹ bỏ rơi. Nhưng bé lại tin tưởng những điều bạn nói, nếu mục đích của bạn là để dọa bé, câu nói này lặp đi lặp lại, chắc chắn bé sẽ trở nên lỳ hơn, không tin bạn, và không sợ bạn dọa nữa, phương án này sẽ không còn tác dụng với trẻ nữa. Hãy thử dùng biện pháp khác để thay thế, thay vì dọa trẻ bạn, hãy dức khoát yêu cầu trẻ đi về, và đưa hình phạt khác như không cho xem hoạt hình, không cho đi thú nhún, răn đe bé, chắc chắn bé sẽ sợ và không dám cãi lời bạn.

“Sao con dỡ quá không giống anh/chị nhà bên”

Bạn sẽ thấy câu nói này quá quen thuộc với tất cả gia đình có con trẻ, luôn so sánh và chì chiết trẻ, Thật ra so sánh bé của mình với bé khác vô tình đã làm tổn thương bé, làm cho bé tự ti hơn, không dám thể hiện bản thân, thui chột tiềm năng trong trẻ, ai cũng nghĩ so sánh cho trẻ phấn đấu tốt hơn, nhưng thực tế không có tre nào tốt hơn bởi sự so sánh, các bậc phụ huynh luôn mắc phải sai lầm này. Giải pháp nên tránh tối đa những câu nói so sánh trong quá trình giáo dục nhân phẫm bé. Hãy khích lệ, cổ vũ bé bạn sẽ có động lực niềm tin hơn để phấn đấu.

so sanh be voi be khac

Giáo dục trẻ là một quá trình dài và khó khăn. Vì vậy các bậc phụ huynh nên khéo léo, bình tĩnh để xử ký tình huống. Hãy tôn trọng bé, và làm bạn với con trong mọi trường hợp. Bé sẽ phát triển tốt như bạn mong đợi. Hãy nhớ trẻ con không bao giờ sai, bé sai hay không đúng mực, bạn nên nhìn lại mình và thay đổi mình trước khi thay đổi bé.

 Xem thêm : bí quyết nuôi dạy con

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.


Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.